Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu sinh sản

Kỹ thuật nuoi rắn Ráo Trâu sinh sản

- Là kỹ sư hóa, giảng viên Trường ĐH nông lâm TP.HCM, nhưng anh Đoàn Kim Sơn (ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) lại rất đam mê với nghề chăn nuôi động vật hoang dã.



- Anh Sơn cho biết ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã biết cho ếch sinh sản. Hồi mới đầu, nghề sinh sản ếch Thái Lan được xem như ăn nên làm ra. Song cũng chỉ được một hai năm, sau đó nhiều người cho sinh sản, con giống không đảm bảo, người chăn nuôi quay lưng với ếch giống, ếch sản xuất ra không bán được. Đang loay hoay chưa biết nuôi con gì để giải quyết số ếch tồn đọng, tình cờ một hôm anh đi qua tỉnh Bình Dương, có một người dân gạ bán cho 2 cặp rắn ráo với giá 100.000 đồng. Họ nói nếu không mua thì sẽ mang về làm thịt để ngâm rượu. Thấy tiếc, anh quyết định mua về nuôi thử. Hàng ngày anh bắt ếch con cho rắn ăn. Nhờ chăm sóc tốt, rắn lớn nhanh, sau 6 tháng rắn mẹ đã bắt đầu đẻ trứng. Lần đầu do anh thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ trứng nở chưa cao. Anh phải lặn lội học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước, tìm kiếm thông tin trên sách báo áp dụng cho trại rắn của mình. Nhờ chịu khó cần cù, anh không những nuôi tốt mà còn cho rắn đẻ và cho ấp nở đạt tỷ lệ cao. Đến nay cơ sở của anh trở thành nơi chuyên sản xuất rắn giống và rắn thương phẩm cung cấp cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.



- Anh Sơn cho hay, rắn ráo không độc, dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chuột. Anh Sơn cho biết: “Trước đây người dân thường xây chuồng bằng gạch, làm như vậy chi phí sẽ cao và tốn nhiều diện tích. Bây giờ nên làm chuồng bằng kệ gỗ, chuồng được chia thành nhiều ngăn (giống ngăn đựng thuốc bắc), mỗi ngăn nuôi 2 con”. Muốn cho rắn sinh sản, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài: con cái thân hình tròn, màu sắc bóng mượt; con đực thân hình gần giống tam giác, đuôi to.



- Rắn nuôi được 1 năm là đẻ. Để chuẩn bị cho rắn đẻ, cần nhốt chung mỗi ngăn 2 con gồm 1 đực, 1 cái. Mỗi năm rắn đẻ 2 lứa, lứa đầu từ tháng 6 - 7 âm lịch; lứa thứ hai từ tháng 11 - 12 âm lịch, mỗi lứa con cái đẻ từ 15 - 16 trứng.



- Để làm phòng ấp, anh chuẩn bị sẵn những thùng xốp kích thước 40 x 50 cm, đổ cát dày 20 cm. Sau khi rắn đẻ, thu trứng mang vào xếp vào thùng, sau đó lấp cát lên cao 30 cm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 280C. Lưu ý trong thời gian ấp (65 ngày) phải có nhiệt kế để theo dõi. Nếu trời nắng nóng phải tưới nước vào cát hoặc quạt gió để hạ bớt nhiệt độ, nếu trời lạnh có thể dùng bóng điện thắp sáng để tăng nhiệt. Ấp theo phương pháp này, tỷ lệ trứng nở đạt từ 90 - 95%, ấp tốt có thể đạt 98%. Sau khi rắn con nở 3 ngày, bắt đầu cho ăn ếch con (nòng nọc), rắn lớn cho ăn ếch to. Sau 15 ngày là có thể xuất bán giống, giá bán rắn giống hiện nay là 120.000 đồng/con, rắn thương phẩm bán 760.000 đồng/kg.



- Anh Đoàn Kim Sơn không chỉ cho sinh sản rắn ráo trâu, mà còn nghiên cứu cho sinh sản nhiều loại động vật hoang dã sinh sản như kỳ đà, chồn hương, heo rừng lai, rắn ri voi… Anh còn mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.



- Nhờ nghề cho sinh sản rắn ráo trâu và các động vật hoang dã khác, hàng năm anh Đoàn Kim Sơn có thu nhập hàng tỷ đồng. Hiện nay trang trại của anh, một năm sản xuất hàng vạn con giống các loại đạt chất lượng tốt. Con giống của anh có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc rõ ràng nên người nuôi yên tâm trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ.



Kỹ thuật sinh sản rắn Ráo Trâu, Nguồn: Sưu tầm

Gà Onagadori và huyền thoại

Gà Onagadori và huyền thoại


Khi được tôn xưng là Vua Lông Vũ thì nhất định phải đi kèm với những huyền thoại, chuyện kể và truyền thuyết (cả có thực lẫn đồn thổi). Trong trường hợp của gà Onagadori. Nhiều gà Onagadori ở Mỹ và châu Âu vượt xa so với trí tưởng tượng và sự hợp lý. Những thành công trong việc lai tạo giống gà thuần dưỡng hiển nhiên có giá trị như là một hay hai câu chuyện thú vị. Sau đay là những tóm lược về giống gà tuyệt vời này cho các độc giả câu chuyện về gà Onagadori.



- Đợt nhập khẩu gà đuôi dài đầu tiên vào châu Âu là gà “Onagadori gốc” không thay lông (non-moulting). Tôi sử dụng tên gọi đặc biệt này vài năm gần đây cho những cá thể đuôi dài được nhập khẩu rải rác vào châu Âu từ những năm 1800. Gà Onagadori được nhập khẩu rải rác trong hơn hai trăm năm qua với nhiều cấp độ chất lượng khác nhau. Theo tờ rơi “Festschrift” của Knut Roeder viết cho Hiệp hội Onagadori và Phoenix Đức, giống gà Onagadori trở nên hoàn thiện như chúng ta thấy ngày nay vào thời Đại Chánh (Taiso, 1912 - 1926).



- Đợt nhập khẩu vào Mỹ diễn ra trong giai đoạn 1930 - 1940 và sau đó vào những năm 1960 cho một xưởng làm mồi câu giả (fly-tying). Đợt nhập khẩu đầu tiên vào châu Âu bắt đầu từ những năm 1800, rồi sau đó vào các năm 1970, 1980 và 1990. Ở châu Âu có một đợt nhập khẩu đình đám qua “gia đình Wild” ở miền nam nước Đức vào những năm 1970 với gần 40.000 euro chi phí. Những đợt nhập khẩu gần đây cũng được ghi nhận: qua Anton Huijkmann ở Hà Lan những năm 1960, qua Willy Coppens ở Bỉ những năm 1970, qua Knut Roeder ở bắc Đức những năm 1990. Những cá thể duy nhất mà tôi biết, xuất hiện công khai và chính thức, nhờ những nỗ lực tột bậc của gia đình Wild và Coppens ở Bỉ mà đến giờ tôi cũng chỉ thấy qua hình chụp. Tôi tin rằng Coppens cũng là nguồn phát xuất đầu tiên của nhiều giống gà Nhật và những người chơi gà ở châu Âu vô cùng biết ơn ông. Tiếp theo những giống gà: Tomaru, Satsumadori, Totenko, Onagadori, Shamo và những giống gà khác lần lượt được Coppens và con trai ông giới thiệu.



- Có hai đợt nhập khẩu giống gà đuôi dài vào Mỹ. Đợt đầu là nhập khẩu chính thức qua Đại học Nam California và tác giả của bài viết trên tạp chí National Geographic vào năm 1970, tiến sĩ Dr Ogasawara mà những con còn lại đến tay Donald Barger ở California. Đợt nhập khẩu thứ hai diễn ra trước đó vào Hội chợ Thế giới 1940, những con còn lại đến tay Daniel Boone và sau đó được cải thiện và nâng lên một đẳng cấp cao hơn vào những năm 1960 bởi các nhà lai tạo bậc thầy John Kriner, Sr và John Kriner, Jr. Dòng gà của nhà Kriner sau đó đến tay Cy Hyde ở New Jersey, nơi mà từ đó lan ra toàn nước Mỹ dưới tên gọi “phoenix – onagadori”. Với những dòng gà ở Mỹ, chỉ những phát hiện gần đây về đặc điểm di truyền tương tự như bộ lông của gà onagadori mới khiến các nhà lai tạo bắt đầu tái tuyển chọn đặc điểm không thay lông ở gà trống tơ 3 - 5 năm tuổi. Nhiều dòng gà, thậm chí cả dòng thuần, cũng bị mất gien không thay lông đặc trưng, điều giúp chúng khác biệt với những giống gà còn lại. Ở những dòng gà mà tôi biết, chỉ có các dòng của Barger, Hujkmann, Coppens và Roeder là còn giữ được gien “thuần”. Và trong số đó, các dòng của Coppens và Roeder được pha trộn, phát triển và cải tiến nhiều nhất.



* Lưu ý: việc mang trứng gà ra khỏi Nhật Bản vẫn đang BỊ CẤM bởi Luật Bảo Vệ Di Sản Tự Nhiên. Trứng của các giống gà trong diện bảo vệ không được phép mang ra nước ngoài).



- Thông tin đề cập ở đây không chỉ về những cá thể đang được nuôi và về 5 dòng gà hiện đang được nuôi ở nhiều quốc gia: Cy Hyde (Mỹ), Anton Huijkmann (Hà Lan), Brian Reeder (Kentucky - Mỹ), Donald Barger (California - Mỹ) và Knut Roeder (Đức).



- Đây là hình minh họa được đăng vào năm 1921, thời mà giống gà Onagadori và con cháu của chúng đã trở nên nổi tiếng và trở thành huyền thoại.



- Hình minh họa thứ hai, một con gà tại trại của nhà lai tạo Donald Barger ở California, đấy là một trong những con Onagadori màu điều đẹp nhất ở Mỹ. Dòng gà của Donald được phát triển từ những con mà tiến sĩ Ogasawara lấy từ Đại học California và một số từ dòng của Cy Hyde. Những cá thể mà Knut Roeder hiện đang sở hữu có lẽ là những con Onagadori được nhập khẩu gần đây nhất ở phương Tây; thể hiện chất lượng lông và độ dài ở đẳng cấp cực cao.



- Hình minh họa thứ ba là dòng Onagadori màu chuối lửa nhạt (goshi) của Hà Lan, được lai tạo trong hơn 20 năm bởi Anton Huijkmann gần Zwolle. Trong hình là một trong số gà của chính tôi vào năm 1988. Dòng này mang gien không thay lông với bộ lông đặc biệt dày. Chẳng may, không có con gà trống nào sống quá 3 tuổi do đó đuôi không bao giờ dài tới 2 m. Dòng này được phát triển từ những trái trứng lấy từ Nhật Bản vào cuối những năm 1960. Đột biến trắng xuất hiện từ biến thể màu điều nhạt akazasa, đi kèm với chân màu ô-liu. Biến thể trắng ở Nhật Bản chỉ có chân màu vàng. Biến thể màu chuối goshi (goshiki) có lông cực dày, nhiều con có vài ba cặp lông phụng đột biến được săn lùng rất dữ. Nhiều bạn hữu chơi gà người Đức của tôi không cho rằng đây là gà Onagadori thuần bởi vì chúng không giống với những con gà của vợ chồng Manfred và Hildegard Wild ở Steinmauer mà những con Onagadori thuần của họ được lai với gà lơ-go (leghorn) với mục đích cải thiện thể chất vốn rất yếu ớt của chúng.



- Tất cả gà đều mua từ Knut Roeder vào 1990, ông nuôi chúng trong vài năm, triển lãm tại hội chợ và rồi “đẩy” tất cả đi khi ông bắt đầu ấp được trứng gà Onagadori. Hầu hết lứa gà đầu đều được bán từng con (không kèm gà mái). Một số cá thể thuộc dòng này vẫn còn sống đến ngày nay ở châu Âu.



- Những con gà còn lại của Anton được trao cho con rể, người tiếp tục nhân bầy gà đến số lượng 85 con cho đến khi bị nhiễm chất thải độc có lẽ giữa vào những năm 1950, chất độc thấm vào chuồng nơi nhốt những con dê Cashmere và gà Onagadori. Tất cả chết hết trong vòng ba ngày.





Gà Onagadori và huyền thoại, Nguồn: Vườn Chim Việt Nam.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Kỹ thuật nuôi Chim Công

Kỹ thuật nuôi Chim Công

Chim Công là 1 trong những loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh. Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (Nhóm 1B).

1. Giới thiệu

- Chim công : Là loài chim thuộc Họ Trĩ (bộ Gà).

- Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước. Ngày nay do việc săn bắn, tàn phá rừng, Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế .Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội, thảo Cẩm Viên Sài Gòn…).

- Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế, các khu vina, nhà vườn, khu du lịch sinh thái ngày càng tăng. Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp ( do săn bắt, nhập lậu, một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép…)

- Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp .Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết . Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế ( từ việc bán con giống ) . Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này.

- Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm: Anh Trần Nhữ Giáp ( nhà điểu học ) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim, gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này.

- Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau. Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước, đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam.



2. Một số đặc điểm cơ thể



- Khi chim trưởng thành (chim trống) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m. Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi). Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg/con. Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản (tháng 12 âm lich. Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch ). Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ). Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo.

- Với Chim mái, trọng lượng, chiều dài cơ thể nhỏ hơn, màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống.

- Cách phân biệt chim trống và chim mái:

+ Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau: Sắc tố lông, chiều dài đuôi, màu da chân, chiều cao của chân, chiều cao cổ, số lông chính dựng trên mào. Hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng, kích thước chiều dài cơ thể.

+ Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên. Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình.

+ Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống – mái trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp.

- Chim công rất thông minh, dạn người, nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý. Tránh các rủi ro có thể sảy ra: mất trộm, bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi.



3. Kỹ thuật làm chuồng trại



- Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng: Lưới mắt cáo (lưới thép B40) quây sung quanh, lưới cước (làm phần lợp trên lóc). Một số vật liệu làm mái che khác (tấm lợp nhựa, tole) hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng , kho có sẵn sau đó cải tạo lại. Nền chuồng thường được dải cát (loại cát Vàng). Để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng , hạn chế các loài giun sán. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát (tắm nắng) làm sạch bộ lông.

- Với quy trình nuôi công nghiệp: Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau:

+ Rộng ngang : 3,5 - 4m.

+ Dài 5 – 6 m.

+ Cao 2,7 – 3m .

Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành (tỉ lệ 1 đực + 1 cái, hoặc 1 đực + 2 cái). Hoặc có thể nuôi được: 10 – 15 cá thể chim công (6 – 12 tháng tuổi).

- Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng, hẹp ngang khác nhau. Miễn sao đảm bảo các yếu tố: Thoáng về mùa hạ, ấm về mùa đông .

- Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt, gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn.

- Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần (trong nhà xưởng). Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt, gió lùa, thời tiết thay đổi ...

- Chim được đánh mã số (vòng chân) để tiện theo dõi, tránh hiện trạng đồng huyết).

- Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau (sử dụng vách ngăn: lưới thép B40).

* Chú ý: không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ, hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn, dẫn đến hiện tượng tủng, thắt riều.

Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị.



4. Kỹ thuật ấp nở

- Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 ,. thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả ,

- Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân:

+ Công Má Vàng (8 – 12 trứng/năm).

+ Công Ấn Độ (25 – 35 trứng/năm).

- Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày

- Có 3 cách ấp nở cơ bản:

+ Để chim mái tự ấp (tỉ lệ thành công : 40 – 50 %).

+ Dùng chim, gà khác ấp (gà mái, Ngỗng, Ngan…). Tỉ lệ thành công: (50 - 60 %).

+ Sự dụng máy ấp: cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp (dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt). Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85%.

- Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau :

. Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát .

. Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa :

. Từ ( 7 – 10ngày ) Với trứng đầu vụ

. Từ (3 – 5 ngày ) Với trứng đẻ trung , cuối vụ

* Nhiệt độ ấp:

- Từ 1- 7 ngày đầu: Nhiệt độ lò ấp duy trì: 37 – 38,2 C.

- Từ 7 – 15 ngày: 36,5 – 37 độ C.

- Từ ngày thứ 15 – 20: Nhiệt độ: 36,2 – 36 ,5 độ C.

- Từ ngày 20 – 27: Nhiệt độ ổn định ở: 36, 2 độ C.

- Độ ẩm: 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu, giữa vụ, tăng độ ẩm với trứng cuối vụ).



5. Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng

- Chim Công là loại ăn tạp: thức ăn chủ yếu: thóc, ngô, kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh.

Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống chochim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để trách mầm bệnh gây hại cho chim.

- Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót giấy báo, hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định: 25 – 30 độ C. Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

- Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C. Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn.

- Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà.

- Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền (tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung: 30 %).

- Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ (rau muống, rau cải, rau ngót…).

- Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần. Khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn. Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên, đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông.

- Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm. Kết hợp với thực phẩm bổ xung: ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh, cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.



6. Một số bệnh thường gặp, cách phòng trị

Chim Công có bản chất là động vật hoang dã nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh riêng cho chim Công người nuôi chim Công áp dụng những biện pháp phòng và trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con.

Các bệnh thường gặp khi nuôi chim Công

+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột: (phân xanh, phân trấng…) chủ yếu do dòng vi khuẩn Ecoly gây ra.

+ Bệnh tụ huyết trùng, xã cánh, sù lông, teo chân.

+ Bệnh sưng mặt, phù đầu.

+ Bềnh về đường hô hấp (sưng phổi, thở khò khè).

+ Bệnh do kí sinh ngoài da (ghẻ): Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó , mèo phun trực tiếp lên chim (tránh phần mắt).

+ Bệnh giun, sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt (trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị).

* Để tránh rủi do trong quá trình nuôi người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vacin cho gia cầm theo định kỳ mùa, hoặc theo độ tuổi.

- Về cơ bản cách phòng , trị bệnh cho chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm .Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì. Hoặc sử dụng liều lượng trị gấp 1,5 - 2 lần liều lượng phòng.

- Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại , phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận. Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất.



7. Giá trị kinh tế

- Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh, đối tượng nuôi là những hộ gia đình, các trang trại, khu vina nhà vườn. Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao, kinh tế ổn định. Ngoài ra chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái, trung tâm bảo tồn…

- Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế, vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao.

- Giá thị trường chim Công:

+ 2 – 3 tháng tuổi: 3 triệu/cặp

+ 4 - 6 tháng tuổi: 4 triệu/cặp

+ 7 – 9 tháng tuổi: 6 triệu/cặp

+ Loại trưởng thành đang đẻ: 15 – 20 triệu/ cặp

- Với khả năng sinh sản tốt, tỉ lệ ấp nở thành công khá cao. Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu từ việc bán con giống.

- Chi phí thức ăn, thú y, nhân công, khấu hao chuồng trại không đáng kể, rủi ro thấp, giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới. Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam.



Kỹ thuật nuôi chim công, Nguồn: Vườn Chim Việt.