Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Kỹ thuật lên màu cho cá Kim Long

Kỹ thuật lên màu cho cá Kim Long

Trong thú chơi tiêu khiển của cá rồng, Kim Long Quá Bối được xem như đứng hàng đầu trong các loại cá rồng vì màu sắc rực rỡ của chúng. Dĩ nhiên màu sắc của cá rồng luôn là lý do có nhiều ma lực quyến rủ người xem, cũng như người chơi.





1. Thông tin chung
- Trước tiên xin được khẳng định mỗi một loại cá rồng đều có những nét đẹp riêng của chúng, nhưng vì đây là bài viết chủ đề về Kim Long Quá Bối, nên phải nói nhiều đến giống loại này. Nếu phải so sánh về cách nuôi dưỡng giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long, thì phương thức nuôi và chăm sóc Huyết Long đòi hỏi nhiều công sức và sự nhẫn nại hơn. Lý do là vì với Kim Long Quá Bối, giống tốt, ở kích thước 25-30 cm, các bạn đã có thể thích thú và trâm trồ khi quan sát chúng, vì màu sắc của Kim Long Quá Bối ở tuổi này đã phát triển và khi được kích thước 38-40cm thì hầu như chúng ta có thể đoán biết được đến ~90% tiềm năng của chúng. Nhưng đối với Huyết Long, thì ơ kích thước tương tự, chúng ta khó lòng mà tiên đoán, vi Huyết Long lên màu rất chậm, lắm lúc phải chờ đợi đến năm thứ 3/4 để có thể thấy được màu sắc của Huyết Long.



- Vì đây là bài viết về màu sắc nên chúng tôi sẽ chú trọng và đi vào chi tiết về những yếu tố và phương thức để có thể khả dĩ giúp cho Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lên màu. Những yếu tố này được chia theo tỉ lệ bách phân như sau:
+ Về di truyền (chiếm gần 60%).
+ Về phẩm chất nước của bể (chiếm từ 20 - 25%).
+ Về thức ăn (chiếm gần 15%).
+ Về ánh sáng, đèn (chiếm gần 5%).



2. Về di Truyền
Yếu tố này chúng ta sẽ không thay đổi hay làm gì được ở phần này. Muốn có một Kim Long Quá Bối với màu sắc và hình dáng mê hoặc lòng người, quan trọng nhất vẩn là di truyền. Câu "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" thật là chí lý ở đây, tuy nhiên giống cá đẹp thì sẽ ít có vì trong một bầy cá thường chỉ có 5 - 6 con tuyệt đep, và chúng thật đắt tiền. Đây là điều kiện tiên quyết, không thể bàn cải chi ở đây, ngoại trừ chuẩn bị tiền thật nhiều để mua.



3. Về phẩm chất nước của bể
a. Kích thước của bể và hệ thống lọc nước
Đầu tư vào một bể/hồ có kích thước ít nhất là 150x60x60cm là điều cần thiết, vì cá rồng lớn rất mau, bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian di chuyển cá sau này (nếu không muốn bàn đến chuyện cá bỏ ăn khi phải chuyển bể/hồ). Nếu khả năng tài chánh không là vấn đê, bạn nên bỏ tiền mua/thiết kế một hệ thống lọc thật hửu hiệu có khả năng thanh lọc/ xử lý các chất thải của cá, ammonia, nitrite, nitrate. Các độc tố này có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sự lên màu của cá.



b. Độ pH
- Mặc dầu Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ có thể sống khoẻ mạnh trong môi trường nước hơi acid của Huyết Long (pH 6.0 - 6,5), nhưng thật sự không tốt cho màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Độ pH nước của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ nên ở độ nước kiềm (pH từ 7,5 - 8.0). Khác hẳn với Huyết Long cần lên màu đỏ, và màu đỏ như đã đê cập trong bài viết về Huyết Long, sẽ có đặc tính lây lan trong môi trường nước acid. Đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, sư lên màu của chúng hoàn toàn ngược lại. Sắc tố chủ yếu về màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ là màu đen. Màu đen sẽ phối hợp với các màu khác, mà theo yếu tố di truyền cá đã thừa hưởng từ bố mẹ của chúng, để lên các sắc màu như: vàng, xanh lá cây, tím, xanh da trời.



- Màu đen trong một môi trường nước kiềm (pH từ 7,5 - 8.0 hoăc cao hơn, nhưng đối với KL chúng ta không nên để độ pH lên cao quá 8.0) sẽ có đặc tính lây lan, không tích tụ lại một chổ trong các tế bào màu sắc. Màu đen cần phải có đặc tính lây lan/di chuyển này để có thể pha trộn với các màu sắc tích tụ từ thức ăn vừa nêu trên, cộng thêm yếu tố phản quang của mặt trời/anh sáng/ ánh đèn để tạo nên các màu sác mà chúng ta thường thấy ở Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Đây là sự khác biệt căn bản trong thể chế nước giữa Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ và Huyết Long.



- Theo yếu tố di truyền, Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ sẽ thừa hưởng các tế bào màu sắc ở 3 vị trí. Phần trên cùng của vẩy thường là các mô tế bào tích tụ sắc tố đen, dưới đó là các mô tế bào có đặc tính phản quang, và bên dưới là các mô tế bào tích tụ các màu sắc vàng, xanh.



- Các mô tế bào ở phần giữa có đặc tính phản quang, là các tế bào giúp chúng ta thấy được sự óng ả của màu sắc nơi cá. Chúng là các tinh thể trong suốt như thuỷ tinh, và có thể tìm thấy trong các thưc ăn có nhiều chất purines. Càng nhiều chất purines trong thức ăn tích tụ ở các mô tế bào phản quang này, sự óng ánh của cá càng rực rỏ và đẹp hơn.



- Khi các mô tế bào tich tụ chất melanin (màu đen) phối hợp với các mô tế bào phản quang, và khi ánh sáng rọi vào thân thể cá, các mô tế bào sắc tố đen này có khả năng di chuyển hay tích tụ (do di truyền). Nếu di chuyển được, màu đen sẽ có tác dụng cản trở sư phản quang, và vì thế chúng ta sẽ thấy được nền vẩy màu xanh da trời/tím (xanh da troi hay tím tuỳ theo sư phối trí của chất melanin). Trong trường hợp vì yếu tố di truyền, các mô tế bào melanin không di chuyển được, nên không cản trở được các tinh thể có đặc tinh phản quang, chúng ta sẽ thấy được màu xanh lá cây nếu chất Beta - carotenoids tích tụ ít, hoặc chúng ta sẽ nhận thấy được màu vàng nếu chất Beta - carotenoids tich tụ nhiều trong các mô tế bào tích tụ sắc tố.



4. Về thức ăn
Như đã nêu trên, màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ tuỳ thuộc vào sự phối hợp giũa các hoá chất tích tụ từ thức ăn và các tế bào phản quang.
a. Màu vàng
Nên cho cá ăn thức ăn có nhiều chất beta-carotenoids, rất nhiều trong tôm/tép. Đây là lý do tại sao ma các loai giống cá rồng thường được cho ăn loại thức ăn này.



b. Màu đen
Nên cho cá ăn các loai dế/gián. Trong lớp vỏ cứng bọc bên ngoài của bọn này có tích tụ nhiều chất melanin. Các bạn cũng chẳng nên vặt chân của bọn này làm gì, vì chúng chứa nhiều chất melanin. Cá rồng sinh sống ngoài thiên nhiên, nào có ai vất bỏ chân của các loại côn trùng này giùm chúng, chúng xơi tươi nguyên con.



c. Sự óng ánh tích tụ nhiều ở các thưc ăn có chứa nhiều chất purine
- Ngoài môi trường thiên nhiên của cá rồng sẽ không có những loại thức ăn: thịt bò, thìt gà, thịt heo, tim gà, tim bò… nhưng thật sự đó là những thức an kích thích lên màu và giữ màu tươi sáng cho tất cả các loài ăn động vật.



- Cá mồi là nguồn calcium cần thiết cho cá, bạn nên để món này vào thực đơn của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ.



5. Về ánh sáng, đèn
- Ánh sáng rất cần thiết cho sự tích tụ của chất Beta-carotenoids, vì khi cặp mắt của cá tiếp nhận được ánh sáng qua các mô tiếp nhận ánh sáng ở võng mạc sẽ kích thích một chuổi phản ứng hoá học mà cuối cùng là dẩn đến sự tích luỹ của Beta-carotenoids nhận được từ thức ăn. Kim Long có được tên là Kim Long, nếu nhìn trên phương diện phân tử học thì tất cả bắt nguồn từ đây. Chất calcium rất quan trọng vì chất beta-carotenoids cần phải đi cặp với calcium để được vào trong các tế bào xanthophores là nơi cất giữ sắc tố vàng.



- Mặc dầu anh sáng/đèn cần thiết, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho chất melanin trên phần trên của lưng cá (vẩy hàng thứ 6) phát triển mạnh, vi đây là nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Vẩy của hàng thứ 6 sẽ trở nên xám đen hơn, và vì thế vẩy của hàng thứ 6 sẽ khó lên màu, và sẽ lên màu chậm hơn.



- Ánh sáng đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ không cân thiết phải bật lên nhiều giờ như Huyết Long, 4 - 8 tiếng/ngày cũng đã đủ vì yếu tố melanin.



- Có một điều các bạn cần nên lưu ý là với Huyết Long, Huyết Long sẽ thích nước cũ nhưng phẩm chất nước phải tốt (tuỳ thuộc vào hệ thống lọc nước của bạn), vì nước cũ sẽ là nước acid vì cá thở ra khí CO2, và các chất dơ, cộng thúc ăn sẽ làm nước trong bể từ từ ngày càng acidic. Nếu hệ thống lọc nước tốt và hưu hiệu, sẽ thanh lọc các độc tố, nhưng nước vẫn thích hơp cho Huyết Long vì nước cũ vẩn giữ đặc tinh acid. Màu đỏ có đặc tính lây lan trong môi trường acid.



- Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (vẫn cần một hệ thống lọc nước tốt) , thi hoàn toàn ngược lai, vì melanin (màu đen) sẽ lây lan trong môi trường nước kiềm, và sự lây lan của chất melanin rất cần thiết cho sư phối hơp với các sắc tố khác để lên màu như đã nêu trên. Như đã trình bày, nước của bể cá tư từ sẽ biến dạng qua nước acid, nên không thích hợp mấy cho sự lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (đây là cho căp mắt của chúng ta, chứ thật sư giống cá rồng nào cũng vẫn thích thể chế nước mềm và acid. Nhưng Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ vẫn sống vui, và sống khoẻ ở một thể chế nước hơi kiềm) Vì biết được đặc tinh và yếu tố cần thiết để lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, nên chúng ta điều chỉnh môi trường nước chút đỉnh để cho hợp nhản với chúng ta.



- Nếu bạn nào từ trước đến giờ không hiểu tại sao Huyết Long nên giữ nước củ, mà Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lại phải thay nước mới thuờng xuyên, thì đây là lý do.



- Hy vọng trong khuôn khổ hạn hep của bài viết, tôi đã phần nào giải đáp một số thắc mắc và sự khác biệt căn bản giũa cách nuôi và chăm sóc thế nào để có thể tận dụng được tiềm năng màu sắc tiềm ẩn trong những chú cá Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ hay Huyết Long.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Thêm thông tin về cá Rồng

Thêm thông tin về cá Rồng

Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long, Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.





- Giá tiền tương ứng với đẳng cấp của mỗi loại, từ loại thấp nhất- Ngân Long giá chỉ 100.000đ/con đến loại cao nhất - Hồng Long giá sơ sơ… 2.000 USD (trên 30 triệu đồng) cho một con cá trông chỉ nhỉnh hơn chiếc bật lửa ga một chút. Đó là chưa kể đến Huyết Long - loài cá được dân chơi quốc tế phong tặng tước King Arowana (vua cá Rồng) - mà hiện chưa một chủ cá nào ở Hà Nội dám nhập về.



- Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực chúng không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là lý do chính khiến giá của chúng rất đắt, cá Rồng về Việt Nam bắt buộc phải nhập qua Trung Quốc, Malaysia hoặc Singapore.



- Cá Rồng là loài cá lớn có vẩy lớn sáng màu trông như vẩy rồng, mồm lại có cặp râu dài, cộng thêm dáng bơi uốn lượn nên được nhiều nước châu á coi như là hiện thân của Rồng. Hàng năm trên thế giới đều có cuộc thi Champion Arowana dành cho cá Rồng với cờ, cúp và tiền thưởng rất lớn. Bản thân con cá đoạt giải cũng có giá rất cao.



- Con cá Rồng đầu tiên được nhập lậu về từ Malaysia hồi cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Đó chỉ là một con Ngân Long, song vào thời điểm đó nó đáng giá cả một gia tài. Người ta đã đánh thuốc mê nó và cho vào ruột một hộp chè có bơm ôxy để đi qua đường hàng không.



- Tuy nhiên có một điều mà người nhập cá khi đó không thể biết, đó là con cá đã bị các chủ tại Malaysia triệt sản. Đến bây giờ vẫn vậy, 100% cá Rồng về Việt Nam không thể cho đẻ. Bản thân cá Rồng cũng chỉ thích sống một mình một bể, hễ có con thứ 2 xuất hiện chúng sẽ lao vào nhau mà cắn xé đến chết nên rất khó ghép đôi.



- Cá Rồng cũng nổi tiếng là loài cá nước ngọt có tuổi thọ cao. Người dân thị xã Phan Thiết trước đây còn nhớ một câu chuyện có ông lão qua đời mà con cá Thanh Long của ông thì vẫn còn thọ thêm cả chục năm nữa. Còn tại Hà Nội, con cá Rồng già nhất hiện nay có lẽ thuộc về con Kim Long Hồng Vĩ của chủ cửa hàng cá Tùng Bách đường Láng, ông Thịnh.
Cá Rồng được coi là cá Tài, cá Lộc. Đặt bể cá trong nhà theo thuật Phong - Thuỷ là để trừ tà ma, hoạ; giữ Phúc Lành.



- Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô trương được hết vẻ đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”.



- Đầu tiên là thức ăn, cá Rồng có lẽ là loài cá duy nhất khoái ăn…rết. Con rết to đến mấy thả vào cũng ngay đơ trước mồm cá Rồng ngay lập tức, không đốt chích gì nổi. Tại Thái Lan, cứ 4 con Rết Voi được bỏ vào một vỏ lọ nước khoáng bán cho khách mang bề bỏ tủ lạnh, cho cá ăn dần.



- Ở Hà Thành chẳng đâu bán rết thì dân chơi phải chịu khó đi bắt. Không có rết thì cho ăn chuột bảo tử, hoặc gián, dế mỡ… thậm chí cả thạch sùng cũng đều là những món khoái khẩu của cá Rồng cả. Phổ thông nhất thì cho ăn tôm, cá mồi. Nhiều loại mồi nhưng cho ăn cũng phải biết cách, cá cảnh cũng như…người mẫu, nếu cho ăn nhiều quá mà béo ú thì vứt. Nhưng cho ăn ít quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.



- Sau thức ăn thì đến việc phòng bệnh cho cá. Nói chung cá Rồng rất khoẻ nhưng cũng đủ thứ bệnh tật có thể xẩy ra: cong - viêm mang, xù vảy, mờ mắt, cắn đuôi, nấm - sâu bệnh, trướng bụng… Có bệnh chữa được, có bệnh cá mắc phải thì chủ chỉ còn có nước “đem tiền đi rán”, lý do mắc bệnh thì muôn hình vạn trạng, có nuôi cá đến cả chục năm vẫn không thể lường trước nổi.



- Một con cá giá trị cả vài ngàn USD, nên dù là người giàu có mà thấy cá ốm thì cũng “lên cơn sốt theo”, bởi không chỉ sợ cá chết mà việc chữa bệnh cũng phải mời đến “bác sĩ thú y chuyên nghiệp” với hàng đống chi phí.



- Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô trương được hết vẻ đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”.



- Rồi đến việc chuẩn bị các loại máy móc hỗ trợ sự sống bình thường cho con cá quý. Máy lọc nước, máy tạo khí, máy đo độ p-h, nhiệt kế, sưởi, máy sục khí khi mất điện, thậm chí khi cá ốm lại thêm cả bình ôxy… Đi kèm với những loại máy móc này là hoá đơn tiền điện hàng tháng cũng tốn một khoản kha khá. Vì thế nhiều người khi bán con cá lãi được vài trăm USD thực ra cũng chỉ đủ để trang trải cho chi phí nuôi cá.

Các loài Kim Long Quá Bối

Các loài Kim Long Quá Bối



KLQB có rất nhiều loại: Golden X-back, blue xback, puple xback, … nhưng chung quy đó chỉ là tên của các trại cá tự đăc để lăng xê, quảng bá riêng cho giống quá bối của họ. Tuy nhiên nguồn gốc của chúng vẫn là từ Malaysia. Rồi từ đó, chúng đươc nhập sang Singapore, và nảy sinh ra nhiều cái tên hiệu nghe rất kêu, nhưng thật ra thì chỉ là một loại. Tóm tắc lai, chỉ có 5 loại quá bối:


1. Kim Long Quá Bối nền vàng
Khi trưởng thành, vảy sẽ lên hết màu vàng óng ánh như vàng 24K. Nhìn chúng bơi trong bể/hồ không khác chi nhìn một thỏi vàng 24K biết bơi. Giống này 100% nền vàng, vào thời buổi bây giờ muốn tìm cũng hơi khó vi không ít thì nhiều chúng đã lai khi đươc ép vơi những loại quá bối khác. Tên tiếng Anh của Kim Long Quá Bối nền vàng thì nhiều lắm: Pahang gold (Kim Long Quá Bối nền vàng Pahang), Johore Gold ( vàng Johore) Malyan Bonytongue ( Luỡi xương Malayan), Malaysian Golden Crosback (Kim Long Quá Bối nền vàng), Taiping Gold (vàng taiping), Panda classic full gold (Panda Kim Long Quá Bối nền vàng toan thân; Panda không phải la địa danh, ma chỉ là tên hiệu của môt trại cá)... Hầu hết, bạn sẽ thấy tên đươc đặc từ những đia danh mà chúng được phát hiện . Vi du nếu hồ gươm giờ có Kim Long Quá Bối nền vàng sinh sống, thì tên tieng Anh của nó sẽ là Sword Lake Golden crossback. Kim Long Quá Bối giống tốt, đẹp nếu mua chính gốc từ cac trai cá, thì khoảng $2.500USD là bạn có thể sở hửu chúng .



2. Electric blue crossback
Electric blue crossback với rất nhiều tên gọi; Emerald blue crossback/Ruby Gold crossback/BMB crossback (nguyên quán xuất thân từ hồ Bukit Merah bên Malaysia)/Panda Wild blue/Panda marble blue.... Nhưng tên thật kêu này được các trai cá bên Singapore như Panda, Qian Hu, Rainbow, Dragon Fish Industry (DFI), Singapore Arowana Breeding Farm (SABF) đặc tên cho cá của họ , nhưng chúng đều la mot loại: Kim Long Quá Bối nền xanh . Ngoai ra còn có Kim Long Quá Bối purple base (nền tím), va green base (nền xanh lá cây). Giá cả cũng giống như loại 1. Một đăc điểm của giống Kim Long Quá Bối không nhất thiết là nền gì... khi trưởng thành khoảng độ trên 4 - 5tuổi, thì sau khi vẩy của thành 1 va 2 (first rim and second rim) đã có màu vàng từ lúc nhỏ, khi trưởng thành sẽ ăn/lan vào nền của vảy và biến thể thành màu vàng. Có giả thuyết lâp luân rằng vì tât cả các giống Kim Long Quá Bối đều xuất phát từ giống nền vàng mà ra, sau qua bao nhiêu F1-F4 đời lai căn thì lá rụng vẫn về cội là thế . Đó cũng là một cách suy luận để lý giải! Nghe cũng hợp lý đấy các bạn.



3. Kim Long Quá Bối Platinum
Một loại Kim Long Quá Bối khác mà chắc bạn cũng đã nghe qua là Platinum Crossback (Kim Long Quá Bối Platinum; chẳng biết tiếng Việt dịch platinum là gì). Giống này thât sự là một sự di dạng, đột biến vì di truyền. Melanin cần phải có trong genes để tạo nên màu sắc của cá (tất cả các loài cá), nhưng vì trong quá trình phát triển từ lúc còn là trứng, sư cấu tạo của melanin bị đột biến ( có nhiều nguyên do tạo nên hội chứng này, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, thì mình sẽ tóm tắt khi có dịp), nên melanin không được tạo thành, vì thế cá không có màu sắc . Melanin deficiency syndrome (hội chứng thiếu hụt chất Melanin) có nhiều cường độ từ nhẹ đến nặng . Trong trường hơp nặng nhất, cá sẽ hoan toàn không có màu sắc, nền vẩy trên toàn thân sẽ trở thành màu trắng bạc vô cùng óng ánh . Bạn cứ tưởng tượng màu trắng của tuyết khi được rọi trưc tiếp bởi ánh sáng của măt trời, thi sẽ lấp lánh, sáng toả màu trắng cực đẹp như kim cương/hột xoàn toả sáng, lấp lánh khi gặp ánh đèn . Kim Long Quá Bối Platinum cũng sẽ toả sáng như thế . Vì sự đôt biến của di truyền nêu trên rất it khi xảy ra, nên rất hiếm, và cai gì khi hiếm, thi sẽ trở nên rất đắc . Một con Kim Long Quá Bối Platinum bi hội chứng thiếu hụt chất Melanin loại nặng nhất, giá đươc bán ra khoảng $15.000 - 20.000USD/con. Nhưng không phải có tiền muốn mua thì được vì loại này không có sẳn bao giờ . Loại bị hội chưng này ở tinh trạng vẫn có melanin trong cơ thể, nhưng vẫn thiếu hut, vì thế tình trạng sẽ nhẹ hơn, thi không đắc như thế, nhưnng cũng đòi hỏi người mua ỏ giá $8.000-10.000USD/con. Không có mấy tay chơi cá rồng trên khắp thế giới có những loại đồ chơi này, vì chúng rấ hiếm quý. Một điều nữa mà bạn nên cần biết về giông cá này là, tuy chúng rất đẹp, rất hiếm, rất đắc, nhưng chúng cũng rất là không khoẻ so vói cac loại cá rồng khác. Ban sẽ thắc mắc lý do tại sao? Vâng, nguyên nhân do vì chất melanin giúp cơ thể các loài động vật không kể riêng gì cá rồng chống lại tia hồng tủ ngoai (ultra violet light) cực độc của măt trời, để giúp phòng chống ung thư, và cơ quan miễn nhiễm, phòng chống bênh tật của giống cá này cũng yếu hơn các đồng loại cá rồng khác. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nhiều hay ánh sáng đèn của hồ/bể cá dùng loại bóng đèn có công suất quang phổ tương đương với ánh sáng mặt trời từ 6.000 - 10.000 Kelvin, thì chú cá hiêm quý này sẽ sớm toi mang. Bạn có thể nói, thế thì nuôi nó tránh sử dụng đèn! Nhưng nếu bạn làm thế thì sẽ không thấy được cái óng ánh đến độ loà cả mắt của Kim Long Quá Bối platinum. Nhưng nếu có dư tiền, có hàng, không tiếc tiền khi nó toi mạng và đươc tiếng là một trong số it oi, đếm trên đầu ngón tay, trong giới làng chơi cá rồng trên cả thế giới sở hửu môt chú cá như thế thì cũng thích các bạn nhỉ .



4. Red Splendour/Rose Gold/ Tong Yang crossback
Tuy ba tên khác nhau cua ba trại cá bên Singapore, nhưng thực chất là một loại Kim Long Quá Bối thôi. Đây là loại cá lai giữa huyết long và Kim Long Quá Bối. Lý do có giống cá này ra đời mà trong thiên nhien không có vì: Kim Long Quá Bối có đươc màu sắc rực rở trên vẩy hơn huyết long nhưng nhỏ con, không to lớn bằng huyết long . Huyết Long, bù lại sẽ có được vi, cờ, kích thước to hơn, dài hơn, vẩy hàng thứ 6 lên màu nhanh hơn, và đô con hơn. Giống này sẽ nhân đươc yếu tố di truyền của cả bố và mẹ nên hy vọng là sẽ được những đặc tính đẹp của bố mẹ chúng. Vì thế nên mới có giống cá lai này, nhưng giá cả cũng rất đẹp $3.000-5.000USD ( đây là giá mua tận gốc bên trại cá, sư khác biệt là vì tuỳ theo net đẹp của mỗi con nữa).



5. Kim Long Quá Bối
Theo nguyên tắc của quá bối (chỉ theo nghĩa qua bối = crossback), thì huyết long và hồng long là một giống của quá bối vì hầu hết huyết long khi trưởng thành vẩy của hàng thứ 6 sẽ lên màu hơn. Huyết long mua tận gốc giống đẹp, ngoại hình đẹp thì giá $2.000 - 2.500 USD đã có thể mua được rồi ( không tính tiền giấy tờ của CITES, xin xuât/nhâp và chuyên chở). Một cái mode rất là thịnh hành bây giờ, là dân chơi Kim Long Quá Bối không nhất thiết phải là loại nền nào (vàng, tím, xanh, xanh lá cây), nhưng phải có đầu vàng (trên đỉnh đầu có một cục màu vàng khè 24K), to bằng khoảng đầu ngón tay thì mới là hàng thượng hạng. Nhưng đầu vàng cũng có thể bị gạt nếu không thât sự là đầu vàng, vì Kim Long Quá Bối giống thường khi nuôi trong bể (hồ) được bọc (sơn) toàn màu trắng khoảng 4 - 6 tháng cũng sẽ có được đầu vàng. Nhưng nếu không tiếp tục nuôi trong môi trường như thế thì đầu vàng sẽ mất đi nhanh chóng.

Các loài Kim Long Quá Bối, Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp.

Tìm hiểu về cá La Hán

Tìm hiểu về cá La Hán

Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cichlid thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với nhau với thành phần chủ yếu bao gồm Midas (Amphilophus citrinellus).





- Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990 - 2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cichlid thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với nhau với thành phần chủ yếu bao gồm Midas (Amphilophus citrinellus), Trimac hay Three-spot (Amphilophus trimaculatus), Red-terror (Cichlasoma festae), Red-head (Vieja synspilus) và cả cá hồng két nữa, tuy thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi. Kết quả ra sao chắc mọi người đã rõ, người ta không thể lai tạo được cá hồng két như dự tính lúc ban đầu, mà lại cho ra đời... cá La Hán. Loại cá lai này mang một số đặc điểm của các loài thuần chủng kể trên nhưng nổi bật nhất là cái đầu to và hàng chấm đen trên thân mình; và rồi chúng đã nhanh chóng tạo ra một trào lưu nuôi cá lan rộng trên toàn thế giới.



- Về tên gọi, do các nhà lai tạo đã tập trung vào việc tạo ra các cá thể có đầu to gù như đầu của các vị La Hán nên người ta mới lấy tên các vị này mà đặt tên cho cá. Còn các tên Hoa La Hán hay flowerhorn có lẽ ám chỉ đến hàng chấm đen chạy dọc theo mình cá, mà nếu nhìn từ xa thì chúng giống như một nhánh hoa trong các bức tranh thủy mặc.



- Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại có dạng đầu đặc trưng là đầu “xương” cho nên tôi tin là những cá thể La Hán đầu “hơi” được di truyền từ loài Midas. Midas được giới chơi cichlid Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm “chất liệu” cho việc lai tạo nên cá La Hán.





- Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các chấm đen đặc trưng kể trên dù cũng có vài ngoại lệ được chấp nhận như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm. Sau này, khi thị trường phát triển và có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào lãnh vực này thì cùng với thời gian, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa… mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào. Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chớ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen. Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì có hàng trăm loài cichlid ở Trung Mỹ có châu, nó là đặc điểm rất phổ biến, mà cũng chính vì nó mà người ta yêu thích cichlid và nuôi chúng làm cảnh. Chỉ có thể nói rằng, một số Kamfa có châu tương tự như loài Texas (Herichthys carpintis) và một số cá thể sau này có màu sắc và hình dáng tương tự như các loài ở chi Vieja và Paratheraps mà thôi. Nếu chấm đen đã từng là chuẩn mực để phân loại cá La Hán thì ngày nay, người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói theo cách khác, trong thời điểm hiện nay, không tồn tại một chuẩn mực cụ thể nào cho cá La Hán cả.



- Mặt khác, theo lời một nhà lai tạo thì người ta lai cá La Hán với bất kỳ cá thể thuần chủng nào có các đặc điểm di truyền mong muốn, do đó mà việc xác lập các dòng cá La Hán là điều hầu như chỉ có tính tương đối, tức là chỉ xét trên các đặc điểm bề ngoài; thậm chí có nhiều cá thể tuy trông tương tự nhưng lại chẳng có quan hệ gì về mặt huyết thống. Bởi vậy mà việc xác định và phân loại các dòng cá La Hán là việc làm hoàn toàn vô vọng và vô nghĩa. Tự cái tên cá La Hán đã đủ để nói lên tất cả về các cá thể lai hỗn loạn này rồi.



- Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này. Kết quả là “cung” có quá nhiều so với “cầu” của thị trường làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và “sản phẩm” bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó.



- Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của con cá La Hán. Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên “cá La Hán” đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách. Có rất nhiều "giống" La Hán mới xuất hiện ngoài thị trường còn trên các diễn đàn cá cảnh thì cá La Hán là chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất. Xét trên khía cạnh cá cảnh thì chưa từng có loài cá nào lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến như vậy.



- Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Mặc dù những con cá đẹp được tuyển chọn kỹ vẫn có giá rất đắt nhưng với một vài trăm ngàn bạn cũng có thể sở hữu được một chú cá cũng khá đẹp rồi. Ngoài ra, người ta nuôi cá này không chỉ vì vẻ đẹp hay hình dáng ngộ nghĩnh của chúng mà còn để cầu tài.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Video Kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản

Video Kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản


Để giúp độc giả có thêm kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản chúng tôi xin giới thiệu Video Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản đến với độc giả.



Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Cách phòng trị một số bệnh trên cây có Múi

Cách phòng trị một số bệnh trên cây có Múi




Hiện nay nhóm cây có múi được trồng khá phổ biến với nhiều chủng loại phong phú, nhất là bưởi Da xanh là loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, bệnh ghẻ nhám và bệnh loét là hai bệnh rất phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phầm chất trái.



1. Bệnh ghẻ nhám
- Bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm. Bệnh ghẻ nhám gây hại trên trái làm vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Tùy theo sự sinh trưởng của lá, vết bệnh mở rộng và hóa bần (vết bệnh nổi lên là do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số chất hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh). Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.





- Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa; tấn công giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 3 - 10 ngày có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao (>28 độ C) là yếu tố kiềm hãm bệnh. Bệnh phát sinh nhiều trên các vườn cây thiếu chăm sóc. Bệnh gây hại phổ biến nhất trên chanh, cam mật, cam xoàn và cam sành.



2. Bệnh loét lá
- Bệnh loét trên lá là bệnh khá phổ biến trên cây có múi mà nông dân thường nhầm lẫn với bệnh ghẻ. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên trên mặt lá hay vỏ trái. Kích thước vết bệnh thay đổi tuỳ theo loại cây, từ 1 - 2 mm trên quít, 3 - 5 mm trên cam mật và hơn 10 mm trên cam sành, bưởi. Chung quanh vết bệnh trên lá có quầng màu vàng lớn nhỏ tuỳ loại cây, bề mặt vết bệnh sần sùi. Trên trái, vết bệnh tương tự như trên lá nhưng khó thấy quầng vàng xung quanh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từ mãng lớn và bất dạng, đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa. Bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá. Bệnh gây hại ở vỏ trái làm giảm giá trị thương phẩm, phần thịt của múi trái có thể bị chai, trong điều kiện ẩm độ cao trái bệnh bị nứt chảy nhựa cuối cùng trái vàng và rụng đi. Cành non cũng thường bị nhiễm nặng, các đốm sần sùi đóng dày đặc làm khô chết cành.





- Bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.citri (tên củ là Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương hay khí khổng ở các bộ phận của cây. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua khí khổng khi có sương hay mưa làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ ứa ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh.



3. Biện pháp phòng trị
- Tránh trồng cây con bị bệnh.



- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.



- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.



- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.



- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.



- Khi trong vườn có bệnh xuất hiện, không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh, chỉ tưới vào gốc cây và không nên tưới đẫm nước.



- Đối với bệnh ghẻ, sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Norshield 86.2 WG,… phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Benomyl 50WP, Plant 50WP,… phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.



- Đối với bệnh loét, phòng trị bệnh bằng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, New Kasuran 16,6 WP, Kasumin 2L, Starner 20 WP.



* Lưu ý: Phải đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Bệnh chết ngược ở Ca Cao

Bệnh chết ngược ở Ca Cao


Trong những năm gần đây, mô hình trồng dừa xen ca cao ngày được nông dân áp dụng rộng rải nhằm nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Đến cuối năm 2011, tỉnh Bến Tre có diện tích trồng ca cao khoảng 10 nghìn ha, trong đó diện tích dừa xen ca cao chiếm đa số. Song song với việc gia tăng diện tích trồng, tình hình dịch hại trên cây ca cao cũng phát triển theo, với những sâu bệnh phổ biến như: bọ xít muỗi, rầy mềm, bệnh thối trái, trong đó bệnh chết ngược đang gây thiệt hại phổ biến làm ảnh hưởng đến năng suất của nhà vườn trồng ca cao.



1. Triệu chứng bệnh
- Bệnh chết ngược (Vascular Streak Dieback) tác nhân do nấm Oncobasidium theobroma gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh vì nấm phát tán bằng bào tử qua con đường gió. Nấm xâm nhiễm mạnh vào mùa mưa, nhưng biểu hiện triệu chứng bệnh vào mùa nắng do thời gian ủ bệnh khá dài 8 – 16 tuần. Bệnh gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây như trên lá già, lá non, cành, thân, trong mạch dẫn. Triệu chứng đặc trưng và điển hình tương đối dễ nhận biết như:



- Trên lá: những đốm tròn màu xanh xuất hiện từ cuống lá. Lá có biểu hiện bệnh thường nằm ở phần giữa hoặc ở phần gốc cành. Khi bệnh nặng, lá bị cháy từ phần đầu và mép vào cuống và gân chính.





- Trên thân: những nốt sần sùi như da cóc.



- Trong mạch dẫn: Lột vỏ hoặc chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh thấy có những sọc đen. Các bó mạch tại sẹo lá thâm đen nên khi cắt ngang bề mặt thấy có 1- 3 đốm đen tương ứng với 3 bó mạch. Đây là triệu chứng thể hiện rỏ nhất của bệnh chết ngược. Trường hợp nặng có thể thối toàn bộ thân trong, làm cành bị khô và chết ngược từ ngoài vào.





- Cây ra tược non nhiều hơn bình thường.



2. Biện pháp phòng trị
- Sử dụng giống kháng.



- Tỉa cành tạo vườn thông thoáng đặc biệt trong mùa mưa.



- Tỉa bỏ cành bệnh cách nơi có triệu chứng bệnh khoảng 30cm về phía gốc.



- Khi điều kiện mưa nhiều, độ ẩm không khí cao tiến hành phun ngừa bằng các loại thuốc có hoạt chất Triadimenol (Bayfidan) nên phun vào sáng sớm và phun ướt đều lá non khi mỗi đợt ra lá non.



- Khi thể hiện triệu chứng bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Propiconazole, Propiconazole + Tebuconazole, (Tilt, Tilt super) quét vào thân hoặc phun ướt đẩm thân cành, tược non liên tục 4 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Kỹ thuật ghép Mai nhiều màu

Kỹ thuật ghép Mai nhiều màu




Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh…





1. Chuẩn bị cây làm gốc ghép
- Có thể dùng gốc mai vàng, mai tứ quý hay mai rừng làm gốc ghép. Khi những cây này có đường kính gốc lớn khoảng 3 - 4cm là có thể làm gốc ghép được. Sau khi đã có cây đủ tiêu chuẩn làm gốc, bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn (cách mặt đất khoảng 30 - 40cm).



- Cắt xong rồi trồng vào trong chậu, chờ một thời gian gốc mai sẽ đâm tược, chọn để lại 4-5 tược đẹp phân bố đều xung quanh gốc, số còn lại tỉa bỏ. Khi nào tược lớn cỡ chiếc đũa ăn cơm là ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một gốc ghép).



2. Chuẩn bị giống để ghép
Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh, bạn có thể chọn loại nào tùy theo ý thích của bạn.



3. Kỹ thuật ghép mai nhiều màu
a) Ghép Bo
- Trên gốc ghép (cách thân chính khoảng 2 - 3cm), dùng dao ghép (có mũi nhọn cứng, sắc) rạch 2 đường song song với thân cây, mỗi đường dài khoảng 0,6cm, cách nhau 0,4cm. Sau đó cắt 2 đường nằm ngang nối liền 2 đường dọc lại với nhau thành một hình chữ nhật (phần này gọi là “cửa sổ”).



- Cành để lấy giống có độ lớn tương đương gốc ghép. Trên cành giống chọn mắt mầm còn tốt, sau đó rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật nhỏ hơn “cửa sổ” một chút (phần này gọi là “bo”). Tách “bo” ra khỏi cành, sau đó tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồi đặt “bo” đúng vào vị trí trong”cửa sổ”, ép nhẹ tay cho Bo ôm sát lấy gốc ghép. Dùng dây Nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép.





- Hai tuần sau kiểm tra nếu thấy Bo còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép, sau khi cắt một thời gian, mắt mầm sẽ phát triển thành chồi và thành cành mai ghép sau này. Cách ghép này tương đối dễ thực hiện được nhiều nghệ nhân áp dụng.



b) Ghép áp
- Về yêu cầu: Phải có một cây (cây làm gốc ghép hoặc cây cần lấy giống) phải được trồng trong chậu để có thể di chuyển được. Trên cây giống, chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép. Dùng cọc tre gác hoặc kê treo chậu, có cây di chuyển được sát gần với cành trên



- Trên gốc ghép, cách thân chính khoảng 4 - 5cm, lấy dao sắc cắt vạt một miếng dài 2cm, sâu khoảng ¼ độ lớn của cành cho lộ tầng sinh gỗ. trên cành ghép cũng cắt một miếng tương tự, sau đó áp 2 mặt vừa cắt lại với nhau rồi dùng dây Nilon quấn, ép chặt lại. Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt đứt khoảng 2/3 cành ghép( phía dưới chỗ ghép). Sau 2 tuần, cắt đứt rời hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.



c) Ghép nêm
- Các công việc chuẩn bị ban đầu cũng như trong phần ghép áp. Cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép (cách thân chính khoảng 5 - 6cm) rồi dùng dao sắt cắt vạt hai bên chỗ vừa cắt một vết xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5 - 2cm và sâu khoảng 1/3 độ lớn của cành sau đó luồn hình nêm đã cắt trên gốc ghép vào bên trong chỗ vừa cắt trên cành ghép. Rồi dùng dây Nilon quấn chặt lại.



- Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt đứt 1/3 cành ghép phía dưới chỗ ghép, 2 tuần sau cắt đứt hoàn toàn rồi mới đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.



d) Ghép khúc cành
- Áp dụng cho gốc ghép đã lớn cỡ ngón tay trở lên. Trên gốc ghép cách thân chính 4 - 5cm, rạch một đường dài 1,5cm song song với thân, trên đầu cắt mọt đường ngang dài 0,8cm (tạo thành hình chữ T).



- Chọn cành ghép lớn cỡ ruột bút bi, cắt một đoạn dài cỡ 3 - 4cm, có chứa 2 - 3cm mắt mầm, cắt bỏ lá, dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 1cm ở đầu dưới của đoạn cạnh này. Dùng mũi dao nhọn tách mở 2 bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép, áp sát vào phần gỗ của gốc ghép 2 - 3 tuần, nếu cành ghép còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép.