Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Những dấu hiệu bệnh trắng mang – trắng gan ở cá Tra

Bệnh trắng mang – trắng gan ở cá Tra




Trong vài năm gần đây, bệnh “trắng mang - trắng gan” gây thiệt hại nghiêm trọng trên cá tra và chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Một số nghiên cứu bước đầu của Cty Vemedim nhằm đưa ra biện pháp phòng bệnh và giảm tỉ lệ chết bước đầu cho kết quả khả quan.





1. Dấu hiệu bệnh
Vi cá mất màu, mang cá chuyển từ dần thành trắng nhạt Cá bơi lờ đờ cập bờ và thường tập trung nơi có nước chảy, cá chết nhanh khi vớt khỏi ao. Mang cá bình thường có màu đỏ thắm vì là nơi tập trung dày đặc của mạch máu để thực hiện quá trình vận chuyển và trao đổi khí trong hô hấp. Sự mất màu và chuyển sang màu trắng nhạt ở mang là do hồng cầu đã biến mất, sụt giảm nghiêm trọng hay không có huyết sắc tố.



2. Biểu hiện bệnh





Xoang bụng và tất cả nội quan đều có màu vàng rơm hay vàng nhạt. Túi mật sưng chứa đầy dịch vàng trong. Tỳ tạng cá teo nhỏ, dạ dày và ruột không có thức ăn. Ngoài tỳ tạng teo nhỏ, các nội quan khác không thể hiện thương tổn ngoài việc đổi màu vàng nhợt nhạt biểu hiện của sự thiếu huyết sắc tố Hemoglobin.



3. Xác định tác nhân gây bệnh
Bằng các phương pháp chẩn đoán thường qui, thực hiện trên 1.000 mẫu cá tại các ao nuôi có bệnh trắng mang - trắng gan. Kết quả cho thấy:
- Không phát hiện nội ký sinh (giun sán) trong tất cả mẫu cá xét nghiệm và chỉ khoảng 10% cá nhiễm sán lá mang (Gyrodactylus) với mật độ thấp 1 - 2 sán/cung mang. Đây cũng là tỉ lệ nhiễm bình thường của cá trong điều kiện nuôi ao thâm canh



- Không phát hiện được vi khuẩn qua nuôi cấy phân lập bệnh phẩm (gan, thận) trên Nutrient Agar (NA) và Tryptone Soya Agar (TSA).



- Quan sát tiêu bản vi thể mẫu gan, thận cá bệnh và cá khoẻ trong cùng một ao nuôi không có sự khác biệt ở cá bệnh và cá khoẻ, trong khi đó biến đổi mô học là yếu tố quan trọng trong bệnh nhiễm khuẩn.



- Công thức máu có sự thay đổi bất thường: Mật số hồng cầu giảm chỉ còn 1,05 x 105 tế bào/mm3 (khoảng 5% so cá khoẻ), trong máu có sự hiện diện của những dạng hồng cầu bất thường như hồng cầu tiền trưởng thành, hồng cầu không nhân và hồng cầu có nhân phân thuỳ. Sự xuất hiện của những hồng cầu bất thường cho thấy có sự hư tổn ở cơ quan tạo máu. Qua điều tra các trang trại từng nhiễm bệnh trắng mang trắng gan. Kết quả cho thấy một số đặc điểm về dịch tễ học của bệnh như:



- Bệnh xảy ra chủ yếu trên cá giống và cá dưới 3 tháng tuổi (cá từ 1 – 3 phân) và thường theo sau một bệnh nhiễm khuẩn: bệnh gan thận mủ, xuất huyết….



- Bệnh chết càng tăng khi sử dụng hoá chất xử lý nước, diệt ngoại ký sinh, nhất là formol.



- Các thuốc kháng sinh điều trị không hiệu quả. Từ kết quả xét nghiệm và điều tra có thể nhận thấy hiện tượng “trắng mang - trắng gan” không do một tác nhân gây bệnh rõ ràng (vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng) mà có thể là hậu quả kéo theo của một bệnh truyền nhiễm và việc sử dụng kháng sinh liều cao, kéo dài, không đúng qui trình. Để định được chính xác tác nhân gây bệnh còn chờ thời gian nghiên cứu chuyên sâu thêm. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu và nhận định bước đầu Cty VEMEDIM và các nhà khoa học – Khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đưa ra một sản phẩm dùng phòng trị “ trắng mang- trắng gan” với tên thương mại LIVERED. Sản phẩm tác động dựa trên sự khôi phục hoạt động của gan, thận, tỳ tạng, tuyến ức nhằm kích thích tạo hồng cầu và gia tăng huyết sắc tố hemoglobin trong tế bào hồng cầu để đảm bảo chức năng vận chuyển và trao đổi oxy . Sản phẩm đã chứng minh được hiệu quả phòng bệnh và điều trị tốt trong nhiều trang trại nuôi cá tra xuất khẩu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét