Kỹ thuật nuôi cá lồng hồ chứa
1. Thiết kế hệ thống lồng nuôi
1.1. Hệ thống khung lồng bằng tiếp thép
a. Vật liệu
Toàn bộ khung lồng làm bằng ống tiếp thép Φ34, mỗi cây dài 6m và ống nối thép Φ34. Thùng phuy sắt 200lít, dây thép để liên kết phuy sắt với khung lồng. Ngoài ra còn có dây neo cố định khung lồng.
b. Thiết kế khung lồng
- Khung lồng có kích thướt 24x12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 5 ô để mắc lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thướt 4,5x4m. Phao làm bằng thùng phuy 200 lít và được cố định với khung lồng ở những vị trí như hình vẽ.
- Các tiếp sắt Φ34, mỗi cây có chiều dài 6m được nối thẳng với nhau bằng tiếp nối Φ34. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thành khung lồng như hình 1, các phuy sắt làm phao được liên kết với khung lồng bằng dây thép. Lồng làm bằng lưới dệt có kích thướt 4,5 x 4x 3m có kích thướt mắc lưới (2a) 1,5cm, đáy lưới lồng được cố định dây giềng nối với đá chẻ.
1.2. Hệ thống khung lồng bằng tre
a. Vật liệu
Khung lồng làm bằng tre đặc thẳng mỗi cây dài khoảng 4m đến 5m, liên kết nhau bằng dây thép. Phao bằng phuy sắt 200lít. Toàn bộ khung lồng được cố định bằng dây neo 4 góc.
b. Thiết kế khung lồng
Khung lồng có kích thướt 16 x 10m làm thành 2 dãy, mỗi dãy 3 ô nuôi, mỗi ô thướt 5x4m để mắc lưới lồng. Các cạnh của khung lồng gồm 5cây tre ghép sát nhau rộng khoảng 0,6m bằng dây thép. Phao được làm bằng thùng phuy sắt và liên kết với khung lồng bằng dây thép. Lồng lưới có chiều sâu 2,5m, chiều sâu mức nước thả nuôi là 2,0m.
1.3. Hệ thống khung lồng bằng gỗ
a. Vật liệu
Thanh gỗ 5x10cm có chiều dài từ 4 - 6m, ốc10 dài 20cm. Phao bằng thùng phuy sắt 200lít và dây thép.
b. Thiết kế khung lồng
- Các thanh gỗ 5x10 cm có chiều dài từ 4 - 6m được liên kết bằng ốc10 dài 20cm. Phao bằng thùng phuy sắt 200 lít, được liên kết với khung lồng bằng dây thép. Khung lồng có kích thướt 14x10,5m được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 3 ô nuôi, ô kích thướt 4,5x 4m. Khung lồng nhìn trên xuống chưa lắp ván đi có hình như sau:
- Lồng lưới có chiều sâu 3m, chiều sâu mức nước thả nuôi là 2,5 m. Như vậy kích thước mỗi lồng nuôi là 4,5 x 4x 3 m.
- Tất cả các lồng dù thiết kế bằng vật liệu gì trên các mặt của thành lồng đều có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài.
2. Kỹ thuật nuôi cá lồng hồ chứa
2.1. Lựa chọn địa điểm nuôi
- Địa điểm đặt lồng bè phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
- Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo nghách. Độ sâu điểm đặt lồng trên hồ chứa có độ sâu lớn hơn 4 m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất - Mật độ lồng nuôi trên hồ chứa không quá dày. Mỗi cụm lồng không quá nhiều lồng tốt nhất khoảng mỗi cụm nuôi khoảng10 - 15 lồng. Các cụm lồng cách nhau 10 - 15 m. Tại hồ chứa tổng diện tích lồng không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1 ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 lồng 20m2. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt.
2.2. Chọn giống và thả giống
- Con giống: Đối với nuôi thương phẩm trong lồng trên hồ chứa hiện nay chúng ta nên sử dụng cá rô phi đơn tính đực dòng GIFT hay cá rô phi đỏ (cá điêu hồng). Nên mua giống ở các cơ sở tin cậy, có chất lượng.
- Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm .
- Kích cỡ cá giống: Đối với nuôi trong lồng lưới yêu cầu kích thước cá giống trên 25 g/con. Cá giống này đã được nuôi trong ao cho đến khi đạt kích thước trên mới đưa ra thả trong lồng.
- Mật độ thả: Nuôi lồng trên hồ chứa thả 100 con/m3 lồng.
- Mùa vụ thả giống: Tốt nhất nên thả giống nuôi vào tháng 3 – tháng 10 và nuôi 2 vụ/năm.
- Cá giống mới vận chuyển về thả chung một lồng kích cỡ mắt lưới 0.2 cm để lựa chọn đưa vào các lồng nuôi thương phẩm.
- Khi thả cá, cân bằng môi trường bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồng nuôi trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.
2.3. Cho ăn
- Thức ăn cho cá rô phi sử dụng trong quá trình nuôi chủ yếu là 2 loại : thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến.
- Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và không tan trong nước sẽ hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước ao nuôi. Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 18 - 30%.
- Thức ăn chế biến được làm từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối chế thành thức ăn cho cá rô phi. Các nguyên liệu cần tính toán hợp lý để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, quan trọng nhất là đạm theo nhu cầu của cá rô phi. Thành phần thức ăn chế biến ta có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau:
+ Công thức 1: Cám gạo 60 %+ bột ngô (bắp) 20% + bột cá 20%.
+ Công thức 2: Cám gạo 40% + bột ngô (bắp) 20% + khô dầu lạc 40%
- Các loại thức ăn được nấu chín để nguội vo lại thành nắm nhỏ để cho cá ăn trong sàn ăn. Cho cá ăn từ từ, từng ít một cho đến khi hết thức ăn, tránh hiện tượng cá tranh giành thức ăn quá mạnh, làm thức ăn tan vào nước ao gây thất thoát. Không nên cho cá rô phi ăn thức ăn dạng bột vì thức ăn bị tan trong nước vừa lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào lúc sáng (6 - 7 h) và chiều (17 - 18h). Cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.
- Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn là 10 ngày/1lần. Cứ 10 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng cá 1 lần trên cơ sở đó ước lượng được khối lượng cá trong ao. Lượng thức ăn cho ăn trong giai đoạn đầu bằng 5 - 6% khối lượng cá nuôi. Khi cá đạt cỡ 100g cho ăn 3 - 4%, khi cá đạt trên 200g cho ăn 2%.
2.4. Quản lý lồng nuôi
- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra.
- Mỗi tuần vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên lồng lưới. Việc vệ sinh lồng tiến hành trước các bữa ăn của cá.
- Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục các vết rách nhằm hạn chế cá đi mất.
- Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi.
- Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra cá dây leo bè, di chuyển lồng vào vị trí an tan khi có bão, lũ .
2.5. Thu hoạch
- Sau 4 - 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ cá thương phẩm có thể tiến hành thu tỉa cá đạt kích thước lớn. Ca nhỏ hơn tiếp tục được nuôi cho đến cuối vụ thu hoạch toàn bộ.
- Có thể nuôi đến 5 – 6 tháng toàn bộ cá đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu toàn bộ. Sản phẩm có thể được tiêu thụ ngay tại địa phương hay chuyển các tỉnh lân cận như Gia Lai, ĐăK LăK …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét