Các bước chuẩn bị cho bể nuôi cá cảnh biển
Trước hết là hồ cáLàm bằng vật liệu thuỷ tinh là phổ biến nhất, hồ và phụ kiện không được dùng loại có kim loại tiếp xúc với trực tiếp với nước, nước mặn có tác dụng ăn mòn rất mạnh sẽ làm hỏng thiết bị và bất cứ muối kim loại nào trong nước cũng đều gây độc hại cho cá.
Kích thước hồ cá biển có tính cách quyết định đến thành bại hơn là cá nước ngọt, vì cá nước ngọt có thể chống lại những thay đổi khác nhau trong môi trường nước khi mùa khô hay mùa mưa đến và đi mang đến những thay đổi về thành phần các chất hay PH...Cá biển thì không cần thích nghi như vậy, bởi vì biển cả là một môi trường bền vững nhất hành tinh này, vì vậy nên giảm tối đa những thay đổi về môi trường nước của hồ cá biển. Hồ càng lớn càng tốt, mặt tiếp xúc với không khí phải thoáng rộng, hồ cá nhỏ nhất nên có dung tích tối thiểu là 160 lít, nhưng càng lớn thì sẽ càng tốn nhiều tiền.
1. Nước nuôi cá biển
- Có thể dùng nước biển thiên nhiên hay nước biển nhân tạo.
- Nước thiên nhiên gồm đầy đủ các loại vi khoáng vi lượng bổ ích nhưng có nguy cơ ô nhiểm trừ khi được lấy xa bờ và được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển thuần khiết.
- Nước biển nhân tạo được pha từ muối nhân tạo và nước tinh khiết, muối nhân tạo được pha chế chuyên nghiệp gồm muối và đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết và được đóng gói có nhãn hiệu, sẽ hoàn toàn phù hợp để nuôi cá biển nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi pha chế nên pha hết bịch để đảm bảo các chất khoáng vi lượng được phân phối đều, sau khi pha chế phải đựng trong hồ kiếng hoặc can nhựa thoáng khí và điều chỉnh chính xác bằng tỉ trong kế hoặc máy đo độ mặn điện tử ở nhiệt độ hiện tại. Tỉ trọng của nước nuôi cá biển thường khoảng từ 1.020 - 1.025.
2. Hệ thống nuôi cá biển
- Có hai phương pháp nuôi cá biển là hệ thống nuôi tự nhiên và hệ thống điều dưởng.
- Hệ thống tự nhiên lọc bằng cách nuôi san hô sống, bọt biển và cây trồng hoặc rong rêu để lọc nước, không cần bất cứ thiết bị nào trong hồ cá ngoại trừ vòi bơm oxy. Phương pháp này phải cấy vi khuẩn hoá đạn trên mặt đá và thành hồ cá.
- Hệ thống điều dưỡng sử dụng tối đa các phương tiện cơ khí và hoá học nhằm đạt được kết quả tối đa bằng máy lọc cực mạnh không để chút cặn bả nào dưới đáy hồ. Khử trùng toàn bộ các thiết bị và sỏi đá trước khi đặt vào hồ, sỏi đá đặt dưới đáy hồ nên ít hoặc bố trí hợp lý để tránh thức ăn dư thừa áăng đọng gây ô nhiểm nước.
- Phương pháp thứ nhất cần sự hiểu biết về các phương tiện sinh học, phương pháp thứ hai cần các thiết bị hiện đại, tuỳ theo điều kiện mà ta chọn lựa. May mắn thay một phương án bù trừ giữa hay hệ thống trên có thể thực hiện được mà không cần nhiều phương tiện kỹ thuật và tốn kém gọi là phương pháp bán tự nhiên.
- Phương pháp bán tự nhiên chủ yếu nhờ vào phương pháp lọc dưới sỏi có lẽ được dùng nhiều nhất trong ngành nuôi cá cảnh biển. Phương pháp này cần một lớp sỏi dá làm tầng đáy dày tối thiểu 7,5 Cm được đặt trong đáy hồ bên trên một tấm vĩ nhựa nhằm tạo khoảng trống bên dưới cho luồng nước di chuyển. tầng dáy gồm 3 lớp được phân chia như sau: lớp dưới cùng là vỏ sò ốc nghiền nát, lớp thứ hai là san hô vụn nát, lớp thứ ba là một lớp mỏng cát silica nằm trên cùng. Máy lọc được đặt sao cho dòng nước chảy tuần hoàn từ trên xuống dưới xuyên qua lớp sỏi rồi đi vào máy lọc.
- Đá và san hô trang trí được rửa sạch trước khi sử dụng. Một phương pháp rửa sạch là nấu lên kế đến là nhiều gian đoạn nhúng trong nước ngọt rồ đem phơi nắng dưới ánh mặt trời, có thể dùng mũi để thẩm định chất lượng.
3. Lắp đặt các trang thiết bị vào hồ cá
- Đầu tiên đặt tấm vỉ nhựa vào hồ, khoét lổ để đưa ống dẫn nước vào máy lọc, cho vào hồ lớp vỏ sò nghiền nát kế đến là lớp san hô chết rồi đến lớp cát mỏng. Sau đó là đá và san hô chết để trang trí và lam nơi trú ẩn cho cá, gắn máy lọc. Các vòi bơm không khí là không cần thiết trừ mục đích để trang trí vì bọt khí sinh ra từ máy lọc cũng đũ cung cấp khôn gkhí cho cá thở.
- Cho nước vào hồ từ từ trảnh dòng nước làm xáo trộn thứ tự các vật liệu, có thể đặt vào hồ một xô nhựa nhỏ rồi bơm nước vào sao cho nước chảy đầy xô rồi tràn ra ngoài sẽ ít gây ảnh hưởng đến các vật liệu nền và trang trí.
- Cũng như hồ cá nước ngọt, hồ cá biển khi được đổ đầy nước cũng phải bật máy lọc chờ một thời gian cho lắng động và ổn định, các vi khuẩn có lợi phát triển. Vì không có dấu hiệu rõ rệt sự phát triển hoàn tất nên ta cần phải đo đạt. Dùng máy đo PH, gấy quì hay dung dịch tesh kiểm tra PH cân bằng khoảng 8,3 là đủ.
- Bình thường thời gian chờ đợi kéo dài khoảng 5 tuần (còn gọi là chu kỳ Nitrogen) Việc sử dụng máy lọc sinh học đúng cách sẽ tạo ra các vi khuẩn có lợi triệt tiêu chất độc amoniac nitrat. Nếu không hai chất dộc này sẽ tăng nhanh và cá trong hồ sẽ chết vào tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4. Dù rằng sau khi kiểm tra tỉ trọng muối và PH thì hồ cá vẫn chưa sẳn sàng tiếp nhận cá biển trừ khi phải thực hiện một cuộc kiểm tra khác quan trọng hơn đó là thử nitrat, đấy là dấu hiệu của chứng cứ amoniac và các hợp chất đạm khác xuất hiện. Nồng độ nitrat ban đầu sẽ cao nhưng từ từ sẽ hạ xuống khi lớp lọc đáy sinh học phát triển.
- Một cách rút ngắn thời gian chờ đợi của phương pháp này là cấy lớp cát từ đáy sinh học của hột hồ cá khác đã hoạt động lâu rồi vào đáy hồ nuôi cá, đôi khi người ta thả loại cá năng động như cá rô biển nhằm thúc đẩy nhanh quá trình này. Khi mức nitrat giảm xuống và cân bằng ở mực thấp nhất hồ cá có thể được coi như sẳn sàng cho việc thả cá.
4. Quản lý nước nuôi
Trong thời gian lâu dài lớp vi khuẩn của máy lọc thải ra sẽ biến thành nitrat va amoniac trở lại, do đó một phương pháp duy trì môi trường nước trong sạch ít độc tố cũng như cặn bã là thay nước hồ cá thường xuyên từng phần khoảng 25% mỗi lần thay, chu kỳ thay khoảng 1 - 2 tuần. Điều quan trọng là phải thay nước cùng chất lượng và nhiệt độ như nước đã loại đi. Trước khi kết thúc quá trình thay nước là việc kiểm tra các thông số môi trường cho phù hợp.
- Trong hồ cá biển, sự thất thoát nước do bốc hơi phải được bù đắp bằng nước ngọt lọc sẳn chứ không phải nước muối, vì muối không bị thất thoát do quá trình bay hơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét